Tết truyền thống một nét đẹp văn hóa của người Việt
Trong tiết trời se lạnh của những ngày đầu tháng 12 âm lịch, mọi người con đất Việt dù đang công tác, làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, dù có vất vả lo toang cuộc sống ra sao, trong lòng vẫn luôn rộn ràng mong đợi sớm kết thúc mọi việc năm cũ, hân hoan chào đoán một năm mới với đầy ắp huy vọng, đều tốt đẹp sẽ đến.
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết cổ truyền, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm đối với người Việt. Tết không chỉ đơn thuần là một dịp đón chào năm mới, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về gia đình, văn hóa, và truyền thống. Chúng ta hãy cùng nhau ôn lại những giá trị đẹp của Tết truyền thống Việt Nam.
Tết và ý nghĩa gia đình
Trong tâm thức người Việt, Tết là khoảnh khắc sum vầy của gia đình. Dù đi đâu và làm gì, mọi người vẫn mong mỗi được trở về quê nhà trong những ngày cuối năm để đoàn tụ, gắp gỡ gia đình.
Bàn thờ gia tiên được lau chùi sạch sẽ, bày biện những mâm cỗ trang nghiêm, những nén nhang được thắp lên, đó là cách người Việt bày tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên. Mỗi gia đình quây quần bên nhau, kể chuyện năm cũ và chúc nhau những lời tốt lành cho năm mới.
“Về nhà ăn Tết đoàn viên,
Cùng nhau chúc phúc bách niên an nhàn.”
Tết và nết đẹp văn hóa truyền thống
Tết Nguyên Đán mang trong mình những phong tục đặc trưng và nét đẹp bản sắc dân tộc.
Đi thăm mộ tổ tiên: Tùy vào phong tục riêng của tùng vùng miền, bắt đầu từ những ngày đầu tháng 12 âm lịch, con cháu trong các gia đình đi thăm và quét dọn mộ của tổ tiên. Đây là một phong tục phổ biến của tất cả người Việt, thể hiện lòng hiếu đạo, sự thành kính đối với đấng sinh thành và những người đã mất, cũng chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Dọn dẹp và chỉnh trang lại nhà cửa: Về sinh, sửa chữa làm mới nhà cửa trước khi Tết đến là thói quen đẹp, thể hiện khát vọng bắt đầu một năm mới sạch sẽ, an khang.
Lễ cúng tạ đưa, lễ rước ông bà: Ngày 23 tháng Chạp là ngày tôn kính tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời. Còn đền giao thừa, lễ rước ông bà làm nên không khí trang nghiêm, ấm áp trong từng gia đình.
Trang trí cây đào, cây mai: Hoa đào và hoa mai được xem như biểu tượng của may mắn và thành công của người Việt. Mọi gia đình luôn chuẩn bị những cành, chậu hoa mai, hoa đào đẹp nhất, rực rỡ nhất có thể.
Gói bánh chưng, bánh tét: Những đêm quây quần gói bánh chưng, bánh tét cũng là một nét đẹp không thể thiếu trong ngày Tết. Mọi miếng bánh là một tâm tình gửi trao đến gia đình và bạn bè.
Chúc Tết, lì xì: Trẻ em hào hứng khi được nhận bao lì xì, người lớn trân trọng chúc nhau những lời tốt đẹp nhất đến với người thân, bạn bè.
Tết và tâm linh dân tộc
Tết là dịp người Việt gửi trao lòng thành kính đến các đắng thần linh và tổ tiên. Mỗi gia đình đều có mâm ngũ quả để bày tỏ lòng thành kính. Mọi người trong gia đình chuẩn bị những món ăn truyền thống dân lên bàn thờ tổ tiên để tỏ lòng biết ơn.
Tết trong lòng thế hệ hiện đại
Trong những năm gần đây, tết cải biên phù hợp với đời sống hiện đại. Nhiều gia đình chọn đi du lịch thay vì tổ chức Tết tại nhà. Tuy nhiên, giá trị của sự đoàn viên và gợi nhớ các phong tục truyền thống vẫn luôn được duy trì.
Tết cổ truyền người Việt là bản giao hòa đẹp giữa quá khứ và hiện đại. Đó là lúc ta nhìn lại những giá trị xưa cũ, đồng thời hướng đến một năm mới tràn đầy hy vọng. Nhưng điều quan trọng nhất, Tết là dịp kết nối gia đình, là kho tàng văn hóa sâu sắc của dân tộc Việt Nam.